[Review] In the mood for love (2000)

Mở đâu phim đã là cảnh nhạc dạo đầy uyển chuyển nhưng da diết buồn. Gu nhạc nền này đã góp phần tạo nên những bước đẩy và lùi trong những nút thắt tâm trạng của 2 nhân vật chính trong phim. Xã hội Trung quốc chưa bao giờ là ít định kiến, và 1 trong số đó là định kiến của xã hội về mối quan hệ của người đàn ông và đàn bà trong cuộc sống khi đã thành lập gia đình.

In The Mood For Love 2000

Truyền thống Á Đông đề cao sự thủy chung của các cặp vợ chồng sau thời kỳ xã hội phong kiến suy tàn, và sự chung thủy là định kiến cao nhất mà người đời đặt ra trong mối quan hệ hôn nhân gia đình. Đoạn đầu xem phim cảm thấy khá là thú vị khi đồ đạc của nhà bà Trần và ông Châu đặt lộn vào nhà nhau, như kiểu đó là 1 dự cảm cho một mối quan hệ đan xen lạ lùng. Sự thật đau lòng khi những con người mang tiếng là có gia đình nhưng lại cô đơn tột cùng bởi người chồng /vợ của họ lại đi cặp kè với người còn lại ở nước ngoài, phá vỡ những nguyên tắc vốn có mà bà Trần và ông Châu nghĩ đến.

Định kiến của xã hội trong phim được bao trọn hẹp hơn, là 1 không gian thu nhỏ khi 2 gia đình thuê nhà của bà Tôn và ông Cổ, và định kiến ở đâu là lời nói của những con người đó: “Ơ cô Trần, sao hôm nay cô lại về muộn thế?“; “Cô Trần à, tôi thấy chồng cô cứ đi công tác suốt ý, mà nếu chồng cô có về thì đừng bảo chồng cô đi nữa, ở lại thôi đi nhiều là không nên”… 1 người phụ nữ phải đối mặt với nỗi cô đơn hằng đêm = việc nhìn đăm đăm vào không trung, chưa kể mỗi tối chỉ biết mua mì về ăn khi không muốn đối mặt vs sự lẻ loi khi phải nấu cơm 1 mình, còn người đàn ông còn lại thì đêm lại ngồi ở công ty rít những làn khói thuốc đặc sệt khi chẳng biết trải long cùng ai. Cuối cùng 2 con người cô đơn ấy cũng có cảm tình với nhau.

in the mood for love review

1 điều khá bứt rứt, nhưng lại tạo nên nét đặc sắc cho phim là ông Châu – bà Trần chỉ biểu hiện tình cảm 1 cách hết sức chậm rãi, nhẹ nhàng và có tiết chế chừng mực nhất định: chỉ là cái ôm, cái tựa vào vai khi đau khổ khóc nấc, cái ánh mắt trao tình và hơn cả là dừng lại ở những cái ôm. Họ biết bản thân họ “chúng ta k thể giống người kia được đâu (đi ngoại tình)”, nên họ giữ những tình cảm chân thành nhất trong riêng mình và thể hiện 1 cách kín đáo: ông Châu thức viết truyện kiếm hiệp trông cho bà Trần ngủ, 2 người san sẻ mỳ tôm…

Đỉnh điểm của cảm xúc dâng trào là những lời nói dối “giả” để họ cảm nhận đc sẽ phải đối mặt vs sự thật như thế nào. Việc ông Châu đi Singapore không còn là lời nói “giả” như khán giả tưởng nữa. Ông không thể đối măt với việc tình yêu không thành, và vợ thì ngoại tình. 1 phần là sang Sing giúp bạn, 1 phần là trốn chạy khỏi hiện thực đau khổ.

Đoạn kết phim là 1 cảnh đẹp trong thường thức, khi ông Châu hét vào hốc cây nỗi lòng mình “ sống để dạ chết mang theo” và chôn vùi những nỗi đau theo định kiến xã hội.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Top 15 phim không thể bỏ qua những ngày...

#1. Chungking Express (1995)Mình thực sự không biết viết gì về phim này, vì trong mắt mình,...

My Broken Mariko – Một bộ phim khiến tim...

Kể cả khi chỉ còn là tro bụi, cậu vẫn lấp lánh, không thể nắm bắt nổi...

Bạn hiểu thế nào về Thiếu Niên và Chim...

🗣 CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỘT TRONG NHỮNG CÁCH ĐỂ THƯỞNG THỨC TRỌN VẸN VÀ NHÌN...