Bạn hiểu thế nào về Thiếu Niên và Chim Diệc (The Boy and the Heron)

🗣 CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỘT TRONG NHỮNG CÁCH ĐỂ THƯỞNG THỨC TRỌN VẸN VÀ NHÌN RA TOÀN CẢNH THÔNG ĐIỆP BỘ PHIM NÀY, CHÍNH LÀ XEM TRƯỚC BỘ PHIM TƯ LIỆU “NEVER-ENDING MAN” NÓI VỀ HAYAO MIYAZAKI.

Dù cho bạn là một trong những người đầu tiên được thưởng thức tác phẩm mới nhất của Ghibli tại Nhật, hay là trên những nước khác trên thế giới, hay là một trong những suất chiếu sớm đặc biệt tại Việt Nam… Mình tin rằng không ít người sau khi bước ra khỏi rạp chiếu phim vẫn còn rất nhiều vướng bận, hoang mang, khó hiểu không rõ phim đang muốn truyền tải thông điệp gì, hay nội dung mà phim muốn ẩn dụ là sao.

Vậy nên trong topic này, mình xin phép được tập hợp từ trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau những lời diễn giải, những cách hiểu phổ biến nhất về thông điệp mà Miyazaki Hayao (có thể) muốn truyền tải thông qua bộ phim này. Để xem rằng liệu bạn có cùng suy nghĩ với phần đông những khán giả đã thưởng thức phim, hay là ngộ ra một điều gì mới mẻ không nha.

THE BOY AND THE HERON

Đây là một bộ phim nói về ý nghĩa của việc nói lời từ biệt với thứ mà bạn đã tạo ra, bất kể nó có xinh đẹp đến như thế nào. Nó còn là về việc chấp nhận sống với sự tổn thương thay vì chỉ mãi theo đuổi quyền lực và sự thoải mái. Nếu đúng như dự định ban đầu của Miyazaki, về việc đây là bộ phim cuối cùng, thì nó là một cách để kết thúc sự nghiệp của ông ấy vô cùng hợp lý.

Ông lão trong phim là chính bản thân Miyazaki, một người chìm đắm trong công việc, cố gắng tạo ra một thế giới cân bằng và tốt đẹp, nhưng đã quá già để có thể tiếp tục và muốn truyền lại ngọn lửa đó cho thế hệ sau, cuối cùng nhận lại sự từ chối (hệt như mối quan hệ giữa Miyazaki và con trai của mình ngoài đời).

Tôi cảm giác rằng bộ phim này như là cách để Miyazaki truyền tải mong muốn sự nghiệp của mình được kết thúc hoàn toàn tự nhiên, đừng để những kẻ tư bản hám tiền bắt bạn phải làm những gì bạn không muốn, hãy cứ sống và tạo ra di sản của riêng mình. Tôi cho rằng nhân vật Vua Chim trong phim chính là hình ảnh ẩn dụ của tư bản, như những kẻ tìm đến Ghibli vì di sản vĩ đại của nó, tin rằng bản thân có thể tái tạo được sự kì diệu đó nhưng rồi mới ngỡ ngàng vì cực kì khó để cân bằng mà còn dễ dàng sụp đổ.

thieu nien va chim diec review

Bộ phim không phải là về ‘hành trình’ Mahito tìm kiếm Natsuko. Mà là ‘hành trình’ để cậu thiếu niên ấy vượt qua cơn đau buồn/giận dữ/đắng cay trong một thế giới bất công và tàn khốc, và việc cậu ấy tìm thấy Natsuko và chấp nhận cô ấy là mẹ mới của mình chỉ là một khía cạnh của điều đó.

Tôi biết rằng nhiều người sẽ thấy nửa sau của bộ phim khá mơ hồ. Nhưng thông điệp mà nó truyền tải vẫn rất rõ ràng: Ta sắp ch…ết và thế giới do ta tạo ra cũng đã đến ngày tàn lụi; cháu có thể tiếp tục theo bước chân ta và cố gắng điều khiển, giữ cho mọi thứ trong tầm kiểm soát cho đến ngày cháu từ giã cõi đời đau khổ này, hoặc chấp nhận rằng cuộc sống là một sự hỗn loạn và cháu chỉ có thể kiểm soát một vài thứ rồi tận hưởng những gì cháu có được.

thieu nien va chim diec 1

Hầu hết những bộ phim của Miyazaki đều chứa đựng những yếu tố phép thuật không thể giải thích được, và thường có những sự nhảy vọt hợp lý… Chỉ là bộ phim này được thiết kế để bạn luôn tự đặt ra câu hỏi trong quá trình xem thôi. Chính vì thế mà tựa đề gốc của phim là ‘Bạn sống như thế nào?’ (How Do You Live?)

Miyazaki đã sử dụng bộ phim này như một cách để thể hiện rằng cuối cùng ông đã hài lòng với di sản của mình. “Đây là thế giới do ta tạo ra. Nó đẹp đẽ, nó lộn xộn, và nó cũng bi thảm và ngớ ngẩn. Thế giờ này không thể tồn tại lâu dài được. Đã đến lúc cậu tự tạo ra thế giới của riêng mình rồi”.

Miyazaki chính là ông lão trong phim và bộ phim là cách ông ấy ẩn dụ về di sản của mình như một thế giới kỳ diệu, nhưng lại đầy bất ổn và mong manh (chính vì thế mà trong phim có rất nhiều hình ảnh từ những bộ phim trước của ông). Rằng tất cả những gì mà Miyazaki đã gây dựng tại Ghibli sẽ sụp đổ vào ngày ông rời đi. Và điều đó chẳng sao cả. Thế giới kỳ diệu của Ghibli rồi sẽ đến ngày kết thúc.

Thieu Nien Va Chim Diec

Tôi cho rằng việc nhân vật chính Mahito không thể hiện nhiều cảm xúc hay có phần bị coi là mờ nhạt, nhàm chán là vì Miyazaki muốn khán giả thật sự hóa thân vào Mahito, để thấy, để nghe, để cảm nhận, để thấu hiểu những gì được thể hiện qua lăng mắt của Mahito. Mahito chính là công cụ để chúng ta được ngắm nhìn thế giới xinh đẹp của Miyazaki, và cách nó dần dần sụp đổ. Chính vì thế mà tiêu đề gốc của phim là “How Do You Live?”, vì chúng ta là nhân vật chính trong thế giới của bộ phim này, và đó là câu hỏi dành cho chúng ta.

CÒN BẠN, BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ “THIẾU NIÊN & CHIM DIỆC”?

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Top 15 phim không thể bỏ qua những ngày...

#1. Chungking Express (1995)Mình thực sự không biết viết gì về phim này, vì trong mắt mình,...

My Broken Mariko – Một bộ phim khiến tim...

Kể cả khi chỉ còn là tro bụi, cậu vẫn lấp lánh, không thể nắm bắt nổi...

Một mình vẫn ổn’t: Bộ phim tình cảm nhẹ...

Có hay chăng nên chọn sống độc thân chắc chắn là một trong những mối bận tâm...