9 lỗi sai cơ bản trong giao tiếp

1. Không có sự chuẩn bị trước: Đây là một lỗi khá là nghiêm trọng nhưng lại thường xảy ra trong giao tiếp. Nếu như bạn đã xác định được trong kế hoạch có một cuộc gặp gỡ quan trọng thì điều cần làm đầu tiên là cần phải chuẩn bị trước nội dung cuộc họp sẽ trình bày những vấn đề nào. Ngay cả những cuộc gặp gỡ bất ngờ thì bản thân bạn cũng cần phải chuẩn bị những câu hỏi cơ bản nhất để duy trì cuộc giao tiếp.

2. Trả lời không đúng trọng tâm: Hầu như tất cả mọi người đều không thích nói chuyện với những người lan man, không tập trung vào vấn đề. Do đó bạn hãy học cách nói chuyện trực tiếp vào vấn đề để đối phương hiểu rõ được mục đích của cuộc nói chuyện.

3. Trả lời không dứt khoát: Trong giao tiếp mà đối phương hay bản thân bạn không trả lời dứt khoát hoặc ậm ừ, ngập ngừng thì đang phản ánh bạn đang bị thiếu tự tin trong cuộc trò chuyện đó. Lý do giải thích việc tự ti này là do chưa chuẩn bị sẵn nội dung cuộc trò chuyện hoặc đang thiếu tự tin một phần nào đó của bản thân.

4. Bất chợt ngắt lời đối phương khi đang nói chuyện: Một trong những hành động phản ánh rất rõ việc một cá nhân có kỹ năng giao tiếp kém là hành động cắt ngang lời nói đối phương. Đây cũng là một trong những điều cực kỳ tối kỵ khi giao tiếp tại những cuộc họp quan trọng, vì thế nếu như bạn đang gặp phải lỗi này thì hãy bỏ ngay nhé.

5. Hay nói xấu người khác: Bạn không nên chê bai hay nói xấu người khác về những chủ đề nhạy cảm trong các cuộc giao tiếp. Bởi vì chính điều này cũng phản ánh được bạn là một người thiếu tế nhị trong giao tiếp. Nếu như bạn cố tình hay vô ý xây dựng hình ảnh xấu trong mắt người khác mà bị lan truyền thì có khi bạn sẽ đánh mất một vài mối quan hệ cho bản thân mình đấy.

6. Nhắc đến vấn đề tôn giáo, dân tộc: Để cuộc trò chuyện thêm thoải mái và tinh tế hơn thì bạn nên tránh nhắc tới các nội dung liên quan tới tôn giáo, dân tộc.

7. Âm lượng nói chuyện quá lớn: Trong một cuộc trò chuyện, bạn cần học cách điều tiết âm điều tiết âm lượng khi nói chuyện và luôn cân nhắc được âm lượng của mình sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó bạn cần phải xem xét chủ đề để cân bằng âm lượng và ngữ điệu sao cho phù hợp để người nghe cảm thấy thoải mái khi nói chuyện.

8. Hành động và cử chỉ thiếu tôn trọng khi giao tiếp: Hiểu là ngôn ngữ hình thể là cần trong giao tiếp, nhưng những cử chỉ và hành động đó cần phải có sự chuẩn mực và người đối diện cảm thấy được tôn trọng.

9. Ánh mắt và lời nói thiếu sự chân thành: Trong cuộc trò chuyện bạn nên tạo sự thân mật với đối phương bằng cách thể hiện sự chân thành trong lời nói, ánh mắt và nụ cười.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Rèn luyện khả năng quyết đoán

Khi đã hiểu rõ những nỗi sợ nào xoay quanh trong tâm trí đã níu kéo chân...

Những cái nhất trong làng nước hoa

Hãng nước hoa sexy nhất: Victoria Secret's Hãng nước hoa có thương hiệu dễ nhận diện...

Một vài thuật ngữ cơ bản trong nước hoa...

Trong quá trình sử dụng nước hoa và tiếp cận với thế giới mùi hương, bạn sẽ...