Triết học về sự đau đớn

Đau là một cảm giác nổi bật của cơ thể trong nhóm những cảm giác như ngứa, nhột, buồn, sướng, cực khoái… Cảm giác cơ thể thường được quy cho các vị trí xác định trên cơ thể và liên quan đến các trạng thái vật lý như khối lượng, áp lực, cường độ, thời gian… Về logic, những cảm giác này là cá nhân, chủ quan và không liên quan đến những người không biết cảm giác đó. Tuy nhiên, khi nhìn một người có biểu cảm hạnh phúc hay đau đớn, ta lại luôn có cảm nhận được những điều đó từ họ, chỉ là không biết chính xác nó như thế nào.

Ngay cả với đối tượng chủ thể của cảm giác đó cũng có thể lẫn lộn về những cảm giác của chính mình mà họ thực sự không hề hay biết. Chẳng hạn, nếu bạn bị đứt tay, sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cơn đau từ đâu đến. Nhưng nếu là một cơn đau âm ỉ trong vùng bụng, bạn sẽ khó thể xác định được cơn đau thực sự đó ở đâu. Ngoài ra, liệu nỗi đau thể xác có thực sự gây ra tổn hại về thể chất hay nó chỉ đơn thuần là trải nghiệm của nỗi đau tinh thần?

goc nhin thuong de

Có 4 loại đau đớn: loại 1 đau cấp tính như vết đứt ở đầu ngón tay. Loại 2, vết thương gây viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mô lớn lan rộng. Loại 3, cảm giác ngứa, nóng rát khắp tuyến, bệnh đau thần kinh tọa hay ung thư là điển hình của dạng đau này. Loại 4, là đau mãn tính, nỗi đau này có thể tồn tại trong não thức của những người bị đau mãn tính. Thật vậy, nghiên não của một số bệnh nhân có tiền sử cơn đau mãn tính kéo dài nhiều năm các nhà khoa học phát hiện ra khi chịu đựng các cơn đau, các tế bào thần kinh có xu hướn liên kết các khu vực não khác nhau lại mà bình thường không diễn ra, nếu cơn đau kéo dài như 1 bệnh nhân mãn tính liên kể này sẽ hình thành rõ nét liên tục tạo thành phản ứng liên tục với cơn đau mãn tính kéo dài mà thậm chí không có một vùng tổn thương mô nào trên cơ thể về sau đó cả.

Cơn đau mãn tính kích hoạt vỏ não trước trán, khu vực chịu trách nhiệm về tư duy bậc cao, bao gồm thiết lập mục tiêu và ra quyết định. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài, chính bộ não có thể quyết định tạo ra ảo giác về cơn đau, ngay cả khi không có tín hiệu từ các dây thần kinh. Khám phá này đặc biệt quan trọng đối với nhận thức của con người về nỗi đau, cảm giác và cảm xúc.

Từ đó, các phương pháp điều trị mới cho những bệnh nhân bị đau mãn tính kéo dài, trầm cảm nặng hoặc sang chấn tâm lý do stress (áp lực cuộc sống lâu dài, căng thẳng, nghiện ngập, mất động lực) sẽ xuất hiện. sức mạnh…)

genz gay

Cấu trúc của bộ não cho phép chúng ta tính toán các chiến lược hành vi khiến chúng ta tìm kiếm hoặc tránh những thứ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài sẽ có sức tàn phá khủng khiếp khi nó làm thay đổi cấu trúc của não bộ, dẫn đến phỏng đoán, tính toán sai lầm trong cả việc nhìn nhận dữ liệu cảm giác lẫn việc lựa chọn phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về cấu trúc thần kinh phức tạp làm tăng độ nhạy của não. Tại sao điều này xảy ra với một số người mà không xảy ra với những người khác? Có khả năng là cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều có liên quan. Một số người bẩm sinh đã nhạy cảm hơn với các kích thích đau đớn và có nhiều khả năng bị tổn thương thần kinh hơn những người khác.

Dường như có sự hiểu sai về kích thích đau do não gây ra, và một số gợi ý rằng sự hiểu sai này có thể là do phản ứng không mong muốn của não đối với kích thích. Ví dụ, con chó của Pavlov đã chảy nước miếng khi nghe thấy tiếng chuông. Mỗi khi nghe thấy tiếng gì đó như tiếng chuông, con chó tự động chảy nước miếng. Bộ não được đào tạo để trải nghiệm cơn đau và kích thích truyền tín hiệu tương tự, nhưng không phải là tổn thương thực sự.

genz

Nghiên cứu khoa học về não bộ đã cho phép các nhà tâm lý học tin rằng có thể điều trị các bệnh nhân đau mãn tính, trầm cảm, stress kéo dài bằng các biện pháp thay đổi hành vi, nhận thức về nỗi đau thay vì phải dùng thuốc điều trị hay các loại ma túy để giảm đau. Các biện pháp như đấu tranh về mặt nhạy cảm của cơn đau, tránh sợ hãi khi cơn đau kéo đến, suy nghĩ tích cực, không bi quan về tình trạng nghiêm trọng có thể trở thành, hy vọng về một kết quả tốt đẹp…đã tạo ra hiệu quả tích cực giảm trừ các cơn đau mà không cần dùng đến thuốc điều trị.

Phương pháp đối diện với những nỗi sợ hãi sâu thẳm trong bạn là một cách hiệu quả để vượt qua những trải nghiệm đau đớn. Chẳng hạn nếu bạn sợ độ cao, hãy tập đi bộ trên cao thật nhiều. Sợ rắn hãy tập để kiểm soát và chơi với rắn. Hoặc khi đã bị phiền não như bệnh tật kéo dài, đừng nghĩ đến kết quả xấu vì bản chất đó là kết cục cuối cùng, tránh hoang mang dẫn đến tình trạng nặng hơn. Học cách kiểm soát thân tâm, làm chủ tâm trí, tránh nhăn nhó như một nạn nhân bất lực trước những vấn đề nhận thức do tác nhân kích thích bên ngoài là một cách hữu hiệu để đối phó với đau khổ.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Nỗi buồn những tâm hồn âu lo trong tình...

Trong tâm lý học, có một kiểu người được gọi là "người gắn bó lo âu", mang...

Làm sao sử dụng đòn tâm lý để huỷ...

Việc khiến một người bình thường đánh mất niềm tin vào bản thân thực sự không quá...

9 thủ thuật tâm lý đề phòng người khác...

Bạn biết phải làm gì nếu có người khiến bạn đặt câu hỏi cho quyết định của...