MY LIBERATION NOTES EP1-2: CHÚNG TA SẼ HẠNH PHÚC KHI…?

Trái tim mình rơi vào các nhân vật của biên kịch Park Haeyoung lần đầu tiên vào năm 2016 với Oh Haeyoung Again, sau đó đến My Mister, và lần này cũng không ngoại lệ, My Liberation Notes.

Thật ra mình muốn đợi đến hết phim để xem thực sự cái “liberation” – sự giải phóng, tự do mà biên kịch muốn truyền tải ở đây là gì, nhưng từ hai tập phim mới chiếu, mình muốn nhắc đến khía cạnh “giải phóng bản thân khỏi thực tại” trước.

Trong hai tập đầu, điều nổi bật hiện lên đó là sự không hài lòng với thực tại của các nhân vật, luôn có một sự kỳ vọng lẫn thất vọng bên trong họ, ai cũng nghĩ rằng, có thể mình sẽ hạnh phúc khi…

Changhee nghĩ sẽ tốt hơn khi anh được sinh ra ở Seoul.

Bạn Changhee nghĩ làm việc văn phòng thì tốt hơn công việc phải rong ruổi ngoài đường của anh.

Cô đồng nghiệp nghĩ sẽ tốt hơn khi trời đông lạnh chứ không phải hè nóng bức như này.

Kijeong nghĩ cô sẽ tốt hơn nếu như có người yêu.

Trong khi mấy bà chị yêu mến việc Mijeong nói lời nào đáng lời đó, muốn bản thân nói ít lại, nói thật lòng mình, không sáo rỗng để lấy lòng người khác thì Mijeong lại muốn mình nói tốt hơn như người ta.

Hyunah bảo rằng, vì kiếp trước cô sống cẩn trọng đoan chính như Mijeong nên kiếp này mới sống vô lo vô nghĩ thế này, còn Mijeong thì ngược lại. Cứ như thế vì họ không thích kiếp sống của mình.

Và vì không hài lòng với thực tại cả bên ngoài lẫn bên trong, họ tìm kiếm gì đó khác để trốn tránh.

Changhee ghét bị chê là nhà quê, tìm kiếm sự coi trọng của người khác bằng cách thuyết phục bố cho mua xe.

Kijeong ghét việc bị bỏ qua, muốn được giống như người khác, tìm kiếm sự chú ý bằng cách chăm chút bề ngoài, chứng minh sự hiện diện bằng cách nói thật nhiều, có ý định yêu đại người nào đó.

Mijeong tự xem bản thân tầm thường, muốn được yêu thương, muốn được trở nên đặc biệt, tìm kiếm động lực sống bằng cách nghĩ đến người yêu tương lai.

MrGu trốn tránh thực tại bằng cách làm việc, uống rượu suốt ngày.

Cảm giác bộ phim mang lại, nhất là các cảnh Mijeong đi trên đường, giống như Lee Jian của My mister: lạc lối, trống rỗng, không có tự do lựa chọn cách sống mà họ muốn, mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại, cố tồn tại chứ không phải là sống. Đây có thể là sự giải phóng mà các nhân vật muốn có.

Từ những khó khăn mà bộ phim truyền tải, có thể thấy những niềm tin sai lệch mà xã hội vô tình cài vào nhận thức của các nhân vật có sức nặng khủng khiếp.

  • Đó là sự đồng hóa giá trị con người với việc có một mối quan hệ ổn định, rằng anh có người yêu thì anh là người có giá trị, còn anh không có người yêu chính là tại anh quá tầm thường.
  • Khác với số đông là kỳ lạ, là đối tượng đặc biệt, có vấn đề: Kijeong bức xúc vì là người duy nhất không được tán tỉnh, team ba người không tham gia câu lạc bộ, ít ai hỏi họ thích làm gì sau khi tan làm,… mà hỏi những câu hỏi liên quan đến việc “tham gia”, tại sao không tham gia, tại sao không chuyển nhà để tham gia?…
  • Đồng hóa giá trị bản thân với những thứ mà người ta tự cho rằng đáng xấu hổ: Mijeong cảm thấy bản thân không ra gì vì quen với những người không ra gì, cô tự xem mình chẳng có giá trị như 20 điểm bài thi mà cô không dám đưa ba mẹ kí tên.
  • Áp lực từ quan điểm sống là phải tham gia, hòa nhập, phải chơi cái gì cho thật vui, phải làm-cái-gì-đó thì mới có ý nghĩa: Đồng nghiệp xem việc đi làm xong về nhà của Mijeong là lãng phí thanh xuân, Kijeong than vãn việc về nhà làm cô “mất toi cả buổi tối”, công ty tìm nhiều cách thuyết phục Mijeong tham gia câu lạc bộ.

Thay đổi nhận thức về những điều này, đây có thể là thông điệp mà biên kịch muốn truyền tải.

Điều cuối cùng mà mình nghĩ đến trong hai tập này thể hiện sự bức bối, cần giải phóng tự do, đó là các phân cảnh không thoại. Sự im lặng trên bàn ăn gia đình, sự im lặng trên taxi của ba chị em, đặc biệt là sự im lặng của Mijeong và MrGu. Lời khen cho các diễn viên đã diễn rất tròn vai, Jiwon đã thành công thể hiện sự cố gắng hòa nhập của Mijeong khi cô luôn im lặng nhưng lại đủ hòa nhã, không khiến người khác khó chịu, Seokgu cũng mang cảm giác vừa bất cần vừa bí ẩn vừa tốt tính cho MrGu mà không bị mâu thuẫn.

Tóm lại, với hai tập đầu, với những gì mình cảm nhận được, đây là một bộ phim đáng xem. Mình hi vọng biên kịch một khi đã khai thác sâu mặt tâm lý của nhân vật thì hãy làm nó cho tới, giải quyết vấn đề từ phần cốt lõi chứ không phải qua loa bề mặt, lấy tình yêu từ người khác làm thuốc chữa bách bệnh, bỏ qua phần nội lực bản thân của nhân vật như một số bộ phim Hàn khác.

Enjoy!!!

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Top 15 phim không thể bỏ qua những ngày...

#1. Chungking Express (1995)Mình thực sự không biết viết gì về phim này, vì trong mắt mình,...

My Broken Mariko – Một bộ phim khiến tim...

Kể cả khi chỉ còn là tro bụi, cậu vẫn lấp lánh, không thể nắm bắt nổi...

Bạn hiểu thế nào về Thiếu Niên và Chim...

🗣 CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỘT TRONG NHỮNG CÁCH ĐỂ THƯỞNG THỨC TRỌN VẸN VÀ NHÌN...