Cẩm nang gọi rượu khi hẹn hò

Đi bar một mình là một trải nghiệm mà có lẽ nhiều anh em ở đây có thể chưa được dành nhiều thời gian cho để tận hưởng nó do phần lớn nằm ở rào cản tâm lý.

Một là yếu tố xã hội, khác với văn hóa Tây Phương, dù là nam hay nữ thì sẽ cảm thấy ngại về việc đi tận hưởng, trải nghiệm điều gì đó một mình (như đi xem phim một mình, đi ăn một mình, đi du lịch một mình, đi uống rượu một mình).

Hai là nếu vốn dĩ bạn đã vượt qua tâm lí trên và muốn trải nghiệm nhưng vẫn còn cảm thấy ngại ngần rằng “không biết bắt đầu từ đâu?” thì hãy để cho Shivan chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm cá nhân đúc kết được tuy không quá mức chuyên nghiệp nhưng cam đoan rằng đủ bày bản để trang bị cho bạn những bước khởi đầu trơn tru trong việc trải nghiệm này.

Và để trở nên sành sỏi việc đi bar, bạn phải giỏi gọi rượu:

1. CLASSIC COCKTAILS

Cocktail dòng classic (kinh điển) thường được cấu thành bởi 3 phần chính là:

  • a) Base (rượu nền): thường gọi đơn thuần là spirits là các loại đồ uống có nồng độ cồn mạnh như vodka, whiskey, gin, rum, tequila, brandy và các loại spirits châu á khác.
  • b) Main flavoring (hương vị chính): Cũng là đồ uống có cồn nhưng nồng độ nhẹ hơn và dùng để tăng mùi thơm cho phần base, đồng thời làm cho vị của nó dễ uống hơn.
  • c) Special flavoring (hương vị phụ): Dùng để thêm tạo thêm chút hương vị và màu sắc cho 2 thành phần chính bên trên là chủ yếu. Ví dụ như sirup, nước ngọt, nước trái cây, rượu vang, thậm chí có thể là lớp trứng gà hoặc lớp cream.

Đây chính là những lựa chọn an toàn nhất cho bạn khi khởi đầu. Bởi đây vốn dĩ những loại cocktails đã “đo ni đóng giày” về các tiêu chuẩn liều lượng và thành phần của nó và bắt buộc tất cả các quán bar đều phải tôn trọng.

2. MIXED DRINK

Về lý thuyết thì nó là classic cocktail nhưng khác biệt ở chỗ Mixed drink chỉ cấu thành bởi gồm 2 thành phần là base + main flavoring và không mang nặng tính pha chế và trang trí mà có thể đơn giản kết hợp như vodka redbull, jagermester redpull, vodka orange, whiskey coke hay gin and tonic.

Đây là loại đồ uống đơn giản nhất, dễ gọi, dễ uống. Ưu điểm của nó là cốc đầy nên dễ ngồi lâu. Ở Việt Nam, mọi người thường uống vodka orange hay jagermesster redpull nên một lựa chọn độc đáo hơnnhư malibu coke hoặc gin and tonic sẽ khiến bạn trở nên khác biệt.

Khi order, hãy lưu ý đọc tên rượu trước và thành phần mixer sau như Vodka Orange thay vì ngược lại. Trong menu thường bao giờ tên liquor cũng được viết đầu tiên, và khi bartender khi pha chế cũng thường cho liquor vào đầu tiên.

3. SIGNATURE COCKTAILS

Ngược lại với classic, đây chính là những món mang đậm “dấu ấn riêng” của từng quán bar mà có thể bạn sẽ không thể tìm thấy nó ở một quán khác do cách thức pha chế, thành phần và liệu lượng mà mỗi bartender tự ý sáng tạo theo gu riêng của bản thân chứ không lệ thuộc quá nhiều vào chuẩn mực chung.

Tìm được cho mình một loại cocktail có vị ưa thích, đủ sang và khiến bạn thú vị hơn trong mắt người khác là một quá trình phức tạp, dài hơi cộng thêm rất nhiều phần tốn kém.

Vì thế khi bắt đầu hiểu hơn về rượu và đủ dư tiền cho những lần “khám phá” thì bạn có thử gia tăng thêm trải nghiệm bằng việc order những loại signature để từ đó được nghe nhiều hơn những câu chuyện xoay quanh việc họ làm ra món đấy như thế nào và từ đó tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cũng như tìm ra cho bản thân một quán “ruột” để có thể dễ dàng dẫn bạn date đi trải nghiệm trong những dịp hẹn hò tương lai.

4. CLASSIC TWIST

Đây là giao thoa của Classic và Signature bởi nó được bartender biến tấu lại dựa trên nền tảng của classic và tạo ra một signature cho quán của họ. Chẳng hạn, thường ngày bạn chuộng uống Mojito vì sự the mát của bạc hà kết hợp với rượu Rum kèm chua ngọt của sirup đường và nước cốt chanh thì sẽ tuỳ vào từng quán sẽ có menu Classic Twist là Mojito Đào, Mojito Chanh Dây, Mojito Việt Quất,…

5. BESPOKE

Đây là một lựa chọn ngoài lệ, và nó vừa an toàn lại vừa táo bạo.

Nếu như vào một ngày, bạn đến quán một mình, chán ngán với những món quen thuộc nhưng lại chẳng sẵn sàng cho những thứ lạ lẫm. Hãy ngồi tại quầy bar và trò chuyện cùng bartender về tâm trạng hay cảm hứng của bạn kèm theo gu rượu, lưu lượng từng thành phần.

Khi đó, họ sẽ nói hộ “tiếng lòng” của bạn qua những món cocktails có một không hai chỉ sáng tạo riêng cho điều đấy và từ đó bạn sẽ có được một bartender cạ cứng cho riêng mình.

6. MOCKTAILS

Giống cocktails ngoại trừ nó là đồ uống không có cồn. Hãy gọi cho bạn date trong trường hợp cô ta không biết uống rượu dù là thật lòng hay giả vờ.

LỜI KHUYÊN CÁ NHÂN:

Thông thường trong menu sẽ ghi đầy đủ các thành phần cocktail sẽ có những gì nhằm giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp.

Nhưng tôi khuyên bạn rằng không nên order những món mà được mix quá nhiều vị khác nhau, vì nó làm bạn không cảm nhận được sự tinh tế của phần rượu nền.

Và cuối cùng, dưới đây một số lưu ý phổ thông khác để giúp bạn tự tin hơn khi gọi đồ uống.

=> Phân biệt theo cách pha chế:
– Neat: theo nghĩa đen là rượu không, là loại rượu mạnh không thêm đá cũng không làm lạnh, không pha bất kì thứ gì thêm.
– Straight up: Gần giống Neat, nhưng được làm lạnh.
– On the Rocks: Đổ rượu vào ly có đá và dùng lạnh.
– Chilled: Làm lạnh ly bằng cách cho đá vào trước khi đang pha chế đồ uống.
– Shaken: Cho vào cốc thiếc và lắc lên khi pha với đá, dẫn đến thoáng khí và làm dịu đi mùi (thích hợp với loại rượu có mùi nồng)
– Stirred: khuấy đều nguyên liệu trong cốc mixing glass với đá nhưng rốt ra không kèm đá, kiểu này sẽ đem lại cảm giác trải nghiệm rượu mượt mà hơn trong vòm miệng (phù hợp với ai nặng đô)
– Dirty: Một loại rượu, thường là Martini, uống kèm thêm với một quả ô liu ngâm muối, cho ra một ly rượu có mùi hơi chát của muối.
– Dry: vẫn thường là Martini, kèm với ít rượu vermouth và sẽ gọi là dry martini
– Wet: Ngược lại với Dry, có nhiều rượu vermouth
– Shot: là một lượng nhỏ của rượu mạnh được rót thẳng vào cái ly nhỏ và nốc liền một hơi.
– Shooter: tương tự shot, nhưng pha thêm một loại hương liệu khác để làm nó dễ uống hơn.
– Back: đồ uống đi kèm riêng khi uống cùng rượu mạnh để tráng miệng, thường là nước.
– Chaser: tương tự back, nhưng là một loại đồ uống gì đó ngon miệng hơn sau khi dùng một shot rượu mạnh.

=> Phân biệt theo hình dáng của ly:
– Martini glass: là ly có chân cao, dáng hình tam giác (chữ V). Đây là loại thông dụng nhất, thường được dùng để phục vụ các loại cocktail như là Cosmopolitan, Classic Manhattan, Martini,…
– Margarita glass: còn được gọi là Glass Coupette – gần giống hình dạng của Martini glass, là loại ly có thân rộng, chia làm 2 tầng, đế rộng. Loại ly này chuyên sử dụng để phục vụ các loại cocktail hương trái cây như: Daiquiri, Strawberry Margarita,…
– Highball glass là loại ly với dáng cao, thẳng. Được sử dụng để pha nhiều thức uống hỗn hợp, đặc biệt những loại có đá nhiều.: Harvey Wallbanger, Bloody Mary, Alabama Slammer, Iced tea,.. .
– Colllions glass: hình dáng giống highball nhưng cao và thon hơn, được đặt tên theo tên của đồ uống phổ biến Tom Collins.
– Rocks glass: Là ly có dáng thấp hơn ly Highball; chuyên được sử dụng để phục vụ: Rusty Nail, Screwdriver, Brown Cow, Old Fashioned,…
– Shot glass: Là ly nhỏ chỉ có dung tích khoảng 30 ml, vừa vặn cho 1 ngụm. Ly shot thường được dùng để phục vụ các loại rượu tầng như: B52, Broken Down Golf Cart,… được ưa chuộng nếu bạn muốn khởi đầu cuộc vui nhanh chóng hơn.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Kẻ nhàm chán trong tình yêu

Có thể chưa ai phũ phàng nói thẳng vào mặt bạn như thế, nhưng thỉnh thoảng trong...

Tại sao đàn ông dễ bị trà xanh cám...

Câu chuyện Một đồng nghiệp nữ của vợ tôi đã ly hôn vào năm ngoái. Lý do là...

3 yếu tố quyết định sức hấp dẫn người...

không thể phủ nhận rằng một số thói quen cũng có thể nâng cao hoặc làm giảm...