36 tâm lý hành vi khi ta giao tiếp với người lạ

Tất cả chúng ta đều biết rằng người bình thường sẽ có một chút lo lắng khi phải tham dự một nơi đông người như một bữa tiệc hay sự kiện. Mặc dù hiện tượng tâm lý này không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta, nhưng hành động của chúng ta có thể khiến người khác, và thậm chí là chính chúng ta, không hài lòng.

Dù bạn là công chức, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị hay diễn viên, bất kể làm nghề gì, chúng ta đều phải đối mặt với trạng thái tinh thần giống nhau ở trên. Ngoài ra, cùng một lỗi thường xảy ra ở các dạng khác nhau. Đây là lý do tại sao nhiều người đấu tranh với các vấn đề giữa các cá nhân như thế này.

Những vấn đề này rất phổ biến, vậy tại sao lại không được giải quyết hiệu quả, nguyên nhân là do chúng ta đã bỏ qua một vấn đề rất quan trọng. Chính hành vi của con người chịu tác động của tâm lý, và quá trình chúng ta giao tiếp với nhau thực chất là một quá trình đấu tranh tâm lý.

Dưới đây là 36 nguyên tắc tâm lí của con người trong khi giao tiếp với người lạ được đề cập trong cuốn sách “Làm Thế Nào Để Kết Giao Với Người Lạ”:

1. Cảm giác hồi hộp, căng thẳng khi giao tiếp là một phản ứng bản năng.

2. Những trải nghiệm bị từ chối sẽ trở thành nguyên nhân của chứng sợ giao tiếp xã hội.

3. Nhút nhát, sợ sệt chỉ là để bảo vệ bản thân.

4. Quan hệ quá thân thiết khiến người ta cảm thấy không thoải mái.

5. Chúng ta giao tiếp là để thỏa mãn nhu cầu.

6. Sự tán thưởng của người khác là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy bản thân phát triển.

7. Giao tiếp với người lạ giống như trò chơi bập bênh.

8. Điều mà khó quên nhất là ấn tượng ban đầu.

9. Quy luật tự tin, mỗi người đều có một tấm danh thiếp cá tính độc nhất vô nhị.

10. Nhiệt tình là phẩm chất dễ thu hút đối phương.

11. Hình ảnh sáng sủa sẽ dễ chiếm cảm tình của đối phương.

12. Để tính cách nổi bật nhất của bạn trở thành tiêu điểm trong trí nhớ của đối phương.

13. Hiệu ứng người nổ tiếng – Người nổi tiếng có thể giúp bạn thu hút sự chú ý đối phương.

14. Giọng điệu của bạn quyết định thái độ phản ứng của đối phương.

15. Dẫn dắt sự chú ý của đối phương.

16. Thêm gia vị vào cuộc giao tiếp – Nói chuyện phiếm là phương pháp tốt để xóa bỏ cảm giác xa lạ.

17. Hiệu ứng thấu cảm – Suy nghĩ nhiều hơn cho đối phương cũng sẽ suy nghĩ về cảm xúc của bạn.

18. Không suy đoán vô căn cứ khi tiếp xúc với người lạ.

19. Bắt tay đúng cách sẽ truyền tải chính xác thông tin và tâm lí của một người.

20. Cố gắng tránh ngồi đối diện theo kiểu “ngồi đàm phán”

21. Cách nói chuyện mạch lạc có thể lưu lại ấn tượng sâu sắc.

22. “Người nói vô tâm, người nghe hữu ý”, cẩn trọng lời nói để tránh làm tổn thương người khác.

23. Dùng ám thị để tiến vào nội tâm của đối phương.

24. Tính đồng nhất tình huống – Tạo các tình huống dễ có được tiếng nói chung.

25. Định luật tương đồng – Tập trung vào sở thích của đối phương, tìm kiếm điểm chung.

26. Ý tưởng của con người dễ bị ảnh hưởng bởi thứ tự thông tin.

27. Không nên quá vội vàng trong giao tiếp.

28. Hiệu ứng tương phản – “Đắng trước ngọt sau”, tạo ra hiệu quả đáng kinh ngạc.

29. Dừng lại đúng lúc, tạo ra không khí “chuyện tốt thường khó có được”.

30. Gặp mặt lâu không bằng thường xuyên gặp mặt.

31. Không nên đến quá gần, cũng không nên cách quá xa.

32. Đôi bên cùng có lợi, tình bạn mới lâu dài.

33. Dùng một loại nhu cầu khác để đáp ứng nguyện vọng của đối phương.

34. Thuyết phục đối phương một cách ôn hòa để đối phương tiếp nhận lúc nào không hay.

35. Thời gian sẽ khiến mọi thứ trở nên đẹp đẽ.

36. Mối quan hệ tốt đẹp được thực hiện bằng cách thâm nhập từng bước.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Con trai khi buồn

Con trai cũng có thể trải qua nhiều cảm xúc buồn bực khác nhau, mặc dù họ...

Người hướng nội khi yêu

Nhiều người bên ngoài thường đánh giá rằng tình yêu của những người sống hướng nội là...

3 quy tắc để phê bình một ai đó

#1. Chuẩn xác Khi bị chỉ trích một cách không chính xác, người ta thường chỉ chú ý...