Những cái khổ của người hướng nội

Những người hướng nội thường bị gắn mác là những người kỳ dị, những kẻ “anti social”. Điên khùng, dị hợm là những lời nói chẳng mấy hay ho mà họ phải gánh chịu. Nhưng họ cũng chỉ đơn giản là “người trần mắt thịt”, họ cũng cần một sự thấu hiểu thay vì xa lánh. Cùng khám phá những nỗi khổ mà người hướng nội phải trải qua nhé!

1. Người hướng nội luôn bị coi là kẻ dị hợm và anti social

Những người sống nội tâm thường ngại giao tiếp, thích ở một mình hơn là đến chỗ đông người. Vì vậy mà nỗi khổ của người hướng nội là họ thường bị gọi là những kẻ dị hợm hay anti socical – người “chống lại xã hội”. Thậm chí có nhiều người cho rằng họ có thể gây hại đến người xung quanh.

2. Rất nhạy cảm với tiếng ồn

Những buổi tiệc tùng tán gẫu rôm rả hay la cà quán bar sôi động với tiếng nhạc quá lớn luôn là nỗi khổ của người hướng nội. Họ phát ngán với sự ồn ào mà chỉ thích thu mình lại để chìm đắm trong thế giới tĩnh lặng của riêng mình. Vì vậy mà dù có được mời thì họ cũng từ chối mọi cuộc hẹn. Bởi nếu miễn cưỡng đến đó họ cũng chẳng biết phải làm gì ngoài lướt điện thoại mà thôi!

3. Những người hướng nội thường sợ đám đông

Ngại giao tiếp khiến họ luôn thu mình khi đứng giữa đám đông mà không muốn bắt chuyện cùng ai. Thay vì đến chốn đông người như hội chợ, trung tâm thương mại, họ chỉ thích chơi, làm việc cùng một nhóm nhỏ là đủ.

4. Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi giữa thế giới của người hướng ngoại

Người hướng nội gặp nhiều khó khăn để có thể bước vào câu chuyện, vấn đề của những người hướng ngoại xung quanh. Họ thường nhanh chóng tìm một góc bình yên, thư giãn và chìm trong suy nghĩ và thế giới của riêng mình, bỏ mặc những biến động của cuộc sống.

5. Tiếng chuông điện thoại

Trong nhiều trường hợp, người hướng nội không muốn nghe điện thoại mà thích việc nhắn tin hơn cho dù đó là người bạn thân của mình. Không phải bạn không thể nghe điện thoại mà bạn không thích tán gẫu, không hào hứng với việc buôn chuyện qua điện thoại. Nỗi khổ ít ai biết của người hướng nội là rất sợ những tiếng reo điện thoại ầm ĩ bên tai. Thay vì nghe, họ thường chọn cách tắt máy và nhắn tin trả lời.

6. Người hướng nội luôn cảm giác cô độc một mình

Những người hướng nội không chịu “lột xác” để hòa nhập với “nửa kia” của xã hội sẽ luôn phải chịu những mâu thuẫn nội tâm, sự cô độc. Họ dù luôn khao khát mãnh liệt được xã hội mở rộng vòng tay đón nhận mình nhưng lại khó khăn để thoát ra khỏi lớp “vỏ bọc”. Ngày ngày, họ “gặm nhấm” nỗi cô đơn một mình cùng những trăn trở không thể giải đáp mặc cho cuộc sống ngoài kia vui vẻ, hạnh phúc biết bao.

Thật cảm thông với những nỗi khổ khiến “người thầm lặng” ngày càng thu mình lại. Rõ ràng người hướng nội vẫn có thể khắc phục được những điều này bằng cách tự tạo ra niềm vui cho bản thân. Thiết kế một không gian sống để thoải mái thư giãn, đọc sách hoặc chơi thể thao đều là những gợi ý lý tưởng để cuộc sống họ trở nên năng động, bớt nhàm chán.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

9 thủ thuật tâm lý đề phòng người khác...

Bạn biết phải làm gì nếu có người khiến bạn đặt câu hỏi cho quyết định của...

6 dấu hiệu của người bị khủng hoảng tuổi...

Trong cuộc hành trình của cuộc đời, khi gặp phải những sóng gió của khủng hoảng tuổi...

Quy tắc mọi cuộc chơi

Bất cứ ai đủ tiền trong túi cũng sẽ được hoan nghênh đi bar, gọi rượu, ngồi...