4 sự thật về tâm lý ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi con người

1. Sự thương cảm không dựa trên sự khác biệt giữa con người và động vật, mà phụ thuộc vào sự vô tội và yếu đuối của nạn nhân.

Cuối năm 2018, một câu hỏi xuất hiện gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội Tây Ban Nha: Một đứa trẻ đột nhập vào nhà bạn và chẳng may gây cháy nhà. Chú chó của bạn ở trong đó. Bạn chỉ có thể cứu hoặc là đứa trẻ, hoặc là chú chó. Vậy bạn sẽ cứu ai? Trong số 70.950 người tham gia trả lời câu hỏi:
+ 43% người chọn đứa trẻ
+ 57% người chọn chú chó.

Kết quả này dấy lên tranh cãi trên các trang mạng: Liệu có phải xã hội ngày nay “quý mạng chó hơn mạng đồng loại, bại hoại đạo đức, mạng người rẻ rúng…”

“Những gì chúng ta quan tâm là những cá nhân bất lực, không thể tự bảo vệ. Con người có thể tự bảo vệ bản thân, trong khi động vật thì không. Mọi người (đôi khi) quan tâm nhiều hơn đến việc giúp đỡ động vật, vì động vật không thể giúp chính bản thân chúng.”
(Theo cuốn sách Không là sói nhưng cũng đừng là cừu)

2. Nỗi sợ từ thuở bé có thể trở thành vết thương tâm lý không thể nào quên.

Nỗi sợ xuất hiện trong ta từ thời thơ bé và có thể trở thành vết hằn không thể xoa dịu theo ta suốt cuộc đời. Nỗi sợ luôn thường trực trong tâm hồn những đứa trẻ, khiến chúng toát mồ hôi lạnh ngay cả trong những giấc mơ.

Nỗi sợ trong lòng một đứa trẻ phần nhiều được hình thành từ hành vi của con người trong quá trình đứa trẻ đó phát triển. Khi chế tạo gang thép, nếu sản phẩm bị biến dạng do khả năng hạn chế của bàn tay con người, ta có thể đặt nó vào trong lò và sửa lại. Tuy nhiên, đối với giáo dục con trẻ lại không như thế, mỗi một nhát chùy mà bạn giáng lên nó, dù nặng hay nhẹ, dấu vết ấy vẫn luôn tồn tại với thời gian để rồi hằn sâu trong thế giới tinh thần của trẻ.
(Theo cuốn sách Tâm lý học hành vi)

3. Tự giễu bản thân cũng là một cách tự giải vây khỏi tình huống khó xử.

Tự giễu là gì? Là tự phê, và tự giải vây. Nói một cách thông tục thì là tự làm trò cười cho thiên hạ. Tự giễu, tự bêu xấu, đó không phải thái độ buông xuôi, trái lại, nó thể hiện lòng dạ rộng lượng, khoan dung, và sự tự tin phơi phới. Việc lựa chọn đề tài để tự giễu cũng rất quan trọng. Lựa chọn một khuyết điểm nào đó ở ngoại hình của mình làm đối tượng tự giễu thì dễ dàng và hiệu quả hơn. Bởi vì, người ta cao hay gầy, mập hay ốm, xấu hay xinh chỉ cần nhìn bằng mắt thường là thấy được ngay.
(Theo cuốn sách Kỹ năng giao tiếp đỉnh cao)

4. Năng lượng xã giao của bạn chỉ giới hạn trong vòng 150 người

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, nhà nhân chủng học và tâm lý học tiến hóa người Anh Robin Dunbar đã đưa ra Định luật Dunbar’s number, thể hiện giới hạn về số người mà chúng ta có thể duy trì mối quan hệ xã hội ổn định. Đó là những mối quan hệ mà bạn biết rõ về người khác cũng như những mối quan hệ của người đó với những người khác. Dựa vào trình độ trí tuệ của con người thì chỉ có thể duy trì được 150 mối quan hệ bền vững.

Cho nên người ta còn gọi nó là Nguyên tắc 150. Giáo sư Dunbar cho rằng, bộ não của con người có hạn, khả năng nhận biết của chúng ta chỉ có thể duy trì mạng lưới xã giao ổn định trong khoảng 150 người. Vượt quá quy mô này tức là vượt quá giới hạn nhận biết của con người. Công việc và cuộc sống của chúng ta cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn.

(Theo cuốn sách Từ IQ đến EQ)

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Con trai khi buồn

Con trai cũng có thể trải qua nhiều cảm xúc buồn bực khác nhau, mặc dù họ...

Người hướng nội khi yêu

Nhiều người bên ngoài thường đánh giá rằng tình yêu của những người sống hướng nội là...

3 quy tắc để phê bình một ai đó

#1. Chuẩn xác Khi bị chỉ trích một cách không chính xác, người ta thường chỉ chú ý...