1. Nếu trẻ không chịu ăn rau, hãy thử cho trẻ lựa chọn. Hãy nói bạn muốn con ăn súp lơ. Cho con lựa chọn: ăn 2 miếng hoặc ăn 5 miếng. Tất nhiên trẻ không thích ăn rau sẽ chọn phần ít hơn, nhưng cuối cùng thì trẻ vẫn ăn rồi.
2. Nếu bạn muốn khuyên ai đó làm một việc gì mà có thể chịu rủi ro, hãy lấy một người đáng tin cậy về phe của bạn. Ví dụ hãy nói rằng bà bạn hay bố bạn đã từng khuyên bạn như vậy. Con người thường tin tưởng phụ huynh một cách vô thức và điều đó sẽ khiến lời nói của bạn có sức mạnh hơn.
3. Nếu bạn muốn xin ai một điều gì, hãy tìm đúng thời điểm khi người đó đang mệt. Ví dụ nếu muốn xin sếp nghỉ 1 ngày, bạn nên xin phép vào cuối ngày. Vì muốn xử lý nhanh chóng vấn đề nên có thể bạn sẽ nhận được điều mình muốn.
4. Cơ thể và trí óc gắn bó chặt chẽ với nhau. Chuyên gia ngôn ngữ hình thể người Thụy Điển Henrik Fexeus tin rằng bạn có thể tạo ra những cảm xúc nhất định cho chính mình. Ví dụ, nếu muốn mình trở nên giận dữ, hãy cau mày và nghiến chặt răng, tập trung vào một cái gì đó trong khoảng 10 giây – rất nhanh bạn sẽ thấy mình đang thật sự tức giận.
5. Mẹo tâm lý này nghe có vẻ bình thường nhưng bạn cũng đừng coi thường nó. Trước một buổi phỏng vấn, hãy lưu ý đến ngoại hình của mình. Khoa học đã chứng minh rằng những người có ngoại hình hấp dẫn được cho là thông minh hơn.
6. Nếu bạn có một bài hát cứ quanh quẩn trong đầu, hãy cố gắng nhớ đến những câu cuối bài. Theo hiệu ứng Zeigarnik, con người thường quên những nhiệm vụ đã hoàn thành nhanh hơn là nhiệm vụ chưa hoàn thành. Nếu bài hát đó đã được “phát” hết trong đầu bạn thì bạn sẽ nhanh quên nó đi.
7. Để làm ai đó thích bạn, nhất là khi đang tranh luận, hãy tự nhủ câu nói này trong đầu khi đnag tranh luận với người đó: “Tôi trân trọng ý kiến của bạn dù tôi không đồng tình với bạn” và “Tôi thích bạn.”
8. Những cụm từ như “Tôi nghĩ”, “Với tôi”, “Theo ý kiến của tôi”,… khiến bạn có vẻ kém tự tin. Tốt nhất bạn không nên dùng các cụm từ này trong tranh luận.
9. Một buổi hẹn hò đầy kích thích là khởi đầu tốt nhất cho một tình yêu lãng mạn. Nếu bạn chuẩn bị đi hẹn hò và muốn khiến người ấy thích mình, hãy chọn một nơi khiến adrenaline của người ấy tăng vọt. Chẳng hạn như chơi roller coaster, nhà ma hay phim kinh dị. Dĩ nhiên điều này cũng tùy thuộc vào sở thích và tình trạng sức khỏe của người đó nữa nhé.
10. Nếu bạn cần hiểu một vấn đề khó nào đó, hãy giải thích lại cho người khác. Trong quá trình “giải thích” bạn sẽ có khả năng nhận ra những điều mà trước đó bạn chưa hiểu được hơn.
11. Cho dù bạn biết trước điều gì mà ai đó sắp nói ra với bạn, đừng ngắt lời họ bằng cụm từ “Tôi biết rồi”. Hãy nghe hết câu chuyện. Điều đó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn và người ta sẽ quý mến bạn hơn.
12. Muốn có thứ lớn lao, bạn phải bắt đầu từ điều nhỏ bé. Ví dụ nếu muốn nhờ ai đó giúp một việc lớn, bạn phải nhờ người ta giúp việc nhỏ trước. Nhưng mẹo này cũng có thể áp dụng ngược lại. Ví dụ nếu bạn muốn vay ai đó tiền, và bạn chỉ cần 200.000 đồng, hãy hỏi vay 1.000.000 đồng. Người ta có thể từ chối cho bạn vay số tiền lớn, nhưng sau đó họ sẽ thấy thoải mái khi cho bạn vay ít hơn – dù thực tế đó mới là số tiền bạn cần.
13. Còn nhớ câu chuyện cậu bé Tom Sawyer sơn hàng rào chứ?Nếu bạn không muốn làm một việc nhàm chán nào đó, bạn hãy giả vờ mình đang làm một việc cực kỳ thú vị, và sau đó bạn có thể sẽ đánh lừa được người làm hộ bạn.
14. Bắt chước hành động của người đối diện để khiến họ thích bạn là một mẹo hay, nhưng đừng lạm dụng. Hãy làm một cách tinh tế để người khác không nhận ra. Nếu không thì bạn sẽ chỉ khiến họ thấy khó chịu thôi.
15. Nếu bạn giúp ai đó việc gì và họ cảm ơn bạn, đừng nói “Không có gì”. Hãy nói những câu kiểu như “Tất nhiên rồi, bạn bè thì phải giúp nhau mà”. Như vậy, nếu sau này bạn nhờ họ giúp việc gì thì có thể họ sẽ dễ dàng đáp ứng hơn.
16. Trong khi nói, hãy dùng danh từ thay cho động từ. Nghiên cứu chỉ ra dùng danh từ sẽ làm tăng tính thuyết phục. Ví dụ thay vì nói “Bạn có muốn bảo vệ động vật quý hiếm không?” hãy nói “Bạn có muốn làm một nhà bảo vệ động vật quý hiếm không?”
17. Nếu bạn nhớ tên người kém, hãy nói tên người đó ngay khi gặp. Ví dụ: “Chào anh X. Hân hạnh được gặp anh!” Như vậy bạn sẽ nhớ tên người đó nhanh hơn và tốt hơn.
18. Bắt tay là cử chỉ có nhiều ý nghĩa trong giao tiếp phi ngôn ngữ mà chúng ta không thể coi thường. Có ba tư thế bắt tay cơ bản: nếu bạn đặt tay mình trên tay người khác, bạn cho thấy sự chi phối. Nếu tay bạn đặt dưới tay người khác, bạn đang thể hiện sự khuất phục. Vì vậy, để cảm thấy thoải mái và khiến người còn lại cũng thoải mái, hãy đảm bảo là bàn tay của cả hai người có vị trí, độ cao ngang bằng trong khi bắt tay.
Cách bắt tay người khác:
Bạn nên đứng cách đối phương một khoảng, hơi nghiêng người về phía trước. Sau đó, bạn đưa tay phải ra, ngón cái xoè và 4 ngón còn lại khép chặt, nắm lấy tay đối phương. Lưu ý, khi bắt tay bạn nên tập trung tinh thần của mình, tránh xao nhãng. Nên giữ cho gương mặt của mình thật tươi tắn và nhìn thẳng vào đối phương để thể hiện sự chân thành trong giao tiếp.
Cách bắt tay cũng có những thứ tự ưu tiên về tuổi tác, giới tính, địa vị,…mà bạn cần lưu ý để thể hiện mình là người lịch sự, có nhận biết và những cư xử đúng mực:
- Về tuổi tác: người nhiều tuổi hơn đưa tay ra bắt trước, sau đó người nhỏ tuổi hơn sẽ đáp lại.
- Về cấp bậc, địa vị: cấp trên đưa tay ra bắt trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra đáp lại.
- Về giới tính: chỉ khi nào phụ nữ đưa tay ra trước thì nam mới có thể bắt tay. Tuy nhiên, trong trường hợp nam giới lại là người lớn tuổi hơn thì lúc này có thể chủ động đưa tay ra trước.
Thời gian tốt nhất cho một cái bắt tay là khoản 3 đến 5 giây. Khi bắt tay, lưu ý không đeo găng tay hoặc đeo kính; không cho tay còn lại vào túi quần/ túi áo; nên đứng ngay ngắn chứ không ngồi để bắt tay.