Hiệu ứng chân lý ảo tưởng – Biến sai thành đúng?

Nhiều người hay đặt câu hỏi tại sao có những người biến trắng thành đen – sai thành đúng?

Hằng ngày, trên báo đài, tivi, internet, ta luôn bắt gặp những người cứ lặp đi lặp lại những thông điệp… nếu tìm hiểu sâu ra thì ta thấy điều đó là hoàn toàn sai. Họ làm thế để làm gì, khi mà nhiều thông điệp vừa nghe vào đã thấy hơi vô lý (kiểu như “hàng đầu Việt Nam” chẳng hạn)? Tại sao họ lại chịu chơi chịu chi bỏ không ít tiền ra chỉ để lặp đi lặp lại những điều có vẻ như vô nghĩa này?

Không, không có gì là vô nghĩa cả. Thực ra, những người hay lặp đi lặp lại ấy là chuyên gia sử dụng kỹ thuật tuyên truyền với nền tảng tâm lý học cực khủng. Họ đã sử dụng hiệu ứng chân lý ảo tưởng để biết sai thành đúng theo cách có vẻ ngu ngốc như hiệu quả vô cùng.

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Theo hiệu ứng chân lý ảo tưởng (Illusory truth effect), con người sẽ tin một thông tin nào đó là đúng chỉ đơn giản vì… họ tiếp xúc với thông tin đó thường xuyên!

Nói cách khác, nếu mỗi ngày bạn đều nghe đi nghe lại một thông tin nào đó (mà bạn chưa kiểm chứng hoặc không có cơ hội để kiểm chứng), thì bạn sẽ có xu hướng tin thông tin này là đúng hơn là một thông tin chỉ mới nghe lần đầu.

  • Tìm hiểu sâu về vấn đề này ta quay ngược thời gian tại 1 thí nghiệm năm 1977:
  • Ai đúng, ai sai? Ai đúng, ai sai? Ai đúng, ai sai?

Năm 1977, ba nhà khoa học Hasher, Goldstein và Toppino đã tiến hành thí nghiệm này. Người tham gia được mời đánh giá mức độ chính xác của 60 khẳng định nghe có vẻ có lý (nhưng rất khó để biết chính xác), ví dụ như:

  • “Bóng rổ trở thành môn thi Olympics vào năm 1925.”
  • Một số câu khẳng định là đúng, một số là sai.

Người tham gia thí nghiệm thực hiện thí nghiệm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 lần. 20 câu khẳng định trong số này được giữ nguyên, còn lại đều được thay đổi ở mỗi lần.

Kết quả là, các khẳng định xuất hiện thường xuyên hơn (cả khẳng định đúng lẫn khẳng định sai) đều được đánh giá là “đáng tin” hơn các khẳng định chỉ xuất hiện một lần!
Ứng dụng trong kinh doanh

Kết quả của thí nghiệm trên là rất đáng sợ, bởi nó cho thấy khả năng điều khiển nhận thức đúng sai của con người chỉ bằng cách lặp thông tin đủ nhiều. Đáng sợ hơn, một số thí nghiệm của các nhà tâm lý học khác thậm chí còn khẳng định rằng: dù ta có biết thông tin, thì trong vô thức, ta vẫn bị ảnh hưởng bởi sự lặp lại! Cronley, Kardes và Hawkins đã nhấn mạnh rằng cái mà sự lặp lại đánh vào là phần vô thức, chứ không phải là phần lý trí, cho nên việc có hiểu biết hay không cũng không thể ngăn ta bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng chân lý ảo tưởng!

Ta có thể ứng dụng như sau:

1. Sử dụng nhiều người để nhắc đi nhắc lại một thông điệp: Thủ thuật này thường được dân “seeding” sử dụng ở Facebook và các diễn đàn mạng. Họ sử dụng nhiều tài khoản cùng nhắc đi nhắc lại một thông điệp, ví dụ như “sản phẩm A rất tốt cho trẻ nhỏ” chẳng hạn. Ta có thể phản bác, ta có thể thấy vô lý, nhưng sự thực là trong thời gian đó, tâm trí ta cũng bị ảnh hưởng một phần!

2. Sử dụng nhiều kênh tiếp cận khác nhau để truyền tải cùng một thông điệp: Rất nhiều công ty và tổ chức đã ứng dụng thành công hiệu ứng này. Ví dụ điển hình là thông tin “ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt.” Do bị quân Đức vây khốn vào năm 1941, nước anh lâm vào cảnh khan hiếm thực phẩm. Một trong những thứ còn nhiều và tự trồng được bấy giờ là… cà rốt. Báo đài Anh quốc đã lặp đi lặp lại thông tin “ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt” trên khắp các kênh để người dân tiêu thụ hết loại thực phẩm này. Thông tin được lặp đi lặp lại nhiều đến nỗi nhiều người ở khắp thế giới bây giờ vẫn tin hoàn toàn!

Trích sách Hiệu ứng chim mồi

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Nỗi buồn những tâm hồn âu lo trong tình...

Trong tâm lý học, có một kiểu người được gọi là "người gắn bó lo âu", mang...

Làm sao sử dụng đòn tâm lý để huỷ...

Việc khiến một người bình thường đánh mất niềm tin vào bản thân thực sự không quá...

9 thủ thuật tâm lý đề phòng người khác...

Bạn biết phải làm gì nếu có người khiến bạn đặt câu hỏi cho quyết định của...