5 suy nghĩ sai lầm khi chia tay

“Người ta thường bảo chia tay đáng sợ, thực ra, thứ đáng sợ hơn là khoảng thời gian sau chia tay.” Cảm giác trống rỗng đó mới giày vò ta từng ngày.

1. “Người ta chắc vẫn còn tình cảm, có lẽ chỉ là nhất thời nóng giận thôi!”

Ta không thể chỉ 1 đêm mà quên sạch tình cảm với nửa kia. Vì thế, sau chia tay, nhiều người vẫn cho rằng đối phương còn tình cảm với mình, chỉ là nhất thời nóng giận.

Không phải lúc nào chia tay cũng vì hết yêu mà chỉ vì cả 2 không thể đi cùng nhau nữa! Đừng cố gắng bám víu vào sự thương xót cuối cùng để tin rằng sợi dây này có thể hàn gắn. Đi đến quyết định chia tay nghĩa là cả 2 đã không còn có thể chung đường, còn yêu hay hết yêu không quan trọng nữa.

2. “Không biết người ấy sống sao, có tệ như mình không?”

“Dù thế nào thì việc quan tâm đến thế giới của người cũ vốn dĩ chẳng có nghĩa lý gì cả khi hai người đã không còn bên nhau”.

Sau chia tay ta không can đảm đối diện họ, chỉ đành lén lút ra vào trang cá nhân, thi thoảng hỏi vài người bạn để nắm được tình hình đối phương. Việc liên tục bắt gặp hình bóng cũ chỉ khiến cho những cảm xúc trong bạn khó yên. Người ta vô tình lướt phải story bạn, bạn sẽ xôn xao nghĩ muôn vàn viễn cảnh.

Bạn cần có thời gian để ổn định cuộc sống của mình, tách ra khỏi những vương vấn còn sót lại của chuyện cũ.

3. “Hay là do mình không đủ tốt?”

Có thể thời gian đầu sau chia tay, ta cho rằng đối phương là người có lỗi, ta có vạn lý do để tự bào chữa cho mình. Thế nhưng thời gian sau, khi đối mặt với nỗi cô đơn ta nhớ về chuyện cũ và chợt nghĩ: “Hay là do mình không đủ tốt?”.

Việc nhận ra lỗi của mình là tốt, nhưng tâm lý tự ti và nghi ngờ giá trị của bản thân thì không nên. Khi 1 mối quan hệ đổ vỡ, 2 bên ít nhiều đều có lỗi. Chúng ta cần dùng 1 con mắt khách quan để nhìn nhận vấn đề về những điều tốt hay chưa tốt từ mối quan hệ đó. Hơn nữa, người đó không thấy không có nghĩa bạn không có những giá trị tốt đẹp của riêng mình.

4. “Cách tốt nhất để quên người cũ là…”

1 trong những cách tồi tệ nhất là tìm một người thay thế. Có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, bạn không thể chịu đựng được sự thiếu vắng 1 người bên cạnh. Điều đó khiến bạn thấy mình thiếu mất gì đó. Thứ hai đến từ ý nghĩ muốn chứng tỏ với người cũ, rằng không có họ vẫn có người khác nâng niu bạn.

1 người mới không thể giúp bạn quên đi chuyện cũ, ngược lại còn khiến bạn nhung nhớ nhiều hơn khi luôn liên tưởng, so sánh giữa hai người, thi thoảng lại vô thức nói về người cũ và tệ hơn là áp đặt những suy nghĩ về người cũ lên người mới.

5. “Không phải người đó thì không là ai cả!”

Có những người thử tiến tới những mối quan hệ mới và rồi nhận ra chẳng ai được như người cũ cả. Lý do lớn nhất chính là bạn còn yêu người cũ, chỉ thế thôi. Khi mắt bạn vẫn hướng về một phía, những thứ khác đều không thể chen vào. Nhưng bạn thấy đó, người cũ đâu thể đi cùng bạn? Mở lòng và học cách chấp nhận là hai điều quan trọng nhất với 1 người muốn bắt đầu một mối quan hệ mới. Chúng ta phải thừa nhận rằng người tốt nhất chưa chắc là người ở lại sau cùng, nhưng người ở lại sau cùng chắc chắn là người tốt và phù hợp nhất.

Ngày mai, khi tỉnh giấc, mặt trời vẫn mọc và chúng ta vẫn phải sống tiếp. Vậy hà cớ gì không sống một cuộc sống thật hạnh phúc?

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Trong tình yêu có những nỗi đau ngọt ngào...

Khi nghĩ đến một “mối quan hệ không lành mạnh,” chúng ta thường mường tượng đến những...

Tình yêu – chỉ là một trò chơi hóa...

Tôi xin lỗi nếu bài viết này sẽ phá vỡ bức tranh lãng mạn, màu hồng mà...

Kierkegaard nói về tình yêu như thế nào?

Trong số những quan điểm táo bạo và gây nhiều tranh luận về tình yêu, tác phẩm...