1. Hiệu ứng ngựa hoang
Dơi quỷ hút máu ngựa hoang làm thức ăn, nhưng lượng máu dơi quỷ lấy đi của ngựa hoang rất ít, còn lâu mới làm ngựa chết được. Nguyên nhân ngựa hoang chết là do chúng phát điên lên và chạy loạn xạ.
Vì những việc nhỏ không đáng mà nổi giận tức là đang vì lỗi lầm của người khác làm tổn hại bản thân mình. Rất nhiều lúc, chúng ta nên làm rõ chúng ta đang tức giận và lo lắng vì điều gì, đừng để lỗi lầm của người khác làm mình bị tổn thương.
2. Hiệu ứng tiêu điểm
Có lúc chúng ta luôn phóng đại vấn đề của mình lên hết cỡ, lúc chúng ta xấu xí luôn cho rằng có người chú ý tới… Thực ra người khác có lẽ có chú ý tới đi chăng nữa, nhưng sau đó cũng sẽ lập tức quên đi ngay thôi.
Không có ai quan tâm bạn như chính bạn, “hiệu ứng tiêu điểm” chỉ tổn tại trong đầu bạn thôi chứ không hề thực sự xảy ra. Thử chuyển sự chú ý của bạn sang một vấn đề khác sẽ tốt hơn nhiều đấy.
3. Hiệu ứng sâu bướm
Đặt đầu của con sâu bướm này trước đuôi của con sâu bướm khác thành một vòng tròn rồi đặt chúng lên miệng một lọ hoa, gần lọ hoa rắc một ít lá thông, lũ sâu bướm sẽ cùng nhau đi vòng vòng quanh lọ hoa ngày này qua đêm nọ, cho đến khi chúng chết vì đói và kiệt sức.
Khi công việc của chúng ta gặp trở ngại hoặc đình trệ, nên cố gắng tìm điểm đột phá. Đừng chỉ chăm chăm vào việc làm được bao nhiêu mà còn phải xét đến làm như vậy sẽ được thành quả, lợi ích gì hay không.
4. Hiệu ứng Matthew
Hiệu ứng này đề cập đến hiện tượng: Kẻ mạnh ngày càng mạnh hơn và kẻ yếu ngày càng yếu đi.
“Tân Ước – Phúc âm Matthew” nói: “Nếu đã có thì thêm vào nữa cũng thành dư thừa; Nếu không có thì tất cả những gì đã có cũng sẽ bị lấy đi.”
Muốn giữ được ưu thế không gì thay thế được trong lĩnh vực hay trong trường hợp bất kì nào đó, bạn cần phải thu thập được các nguồn lực có lợi giữ lại cho bản thân mình.
5. Hiệu ứng bánh đà
Để làm cho bánh đà đang đứng yên có thể quay, ban đầu bạn phải nỗ lực rất nhiều. Bánh đà quay càng lúc càng nhanh. Sau khi đạt đến một điểm gần nhất định, bạn không cần tốn thêm sức nữa, bánh đà vẫn quay nhanh và sẽ không bị dừng lại.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy khó khăn khi bắt đầu làm một việc, nhưng nếu bạn kiên trì, sau khi vượt qua được thời điểm khó khăn ban đầu, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
6. Hiệu ứng nho chua
Trong truyện ngụ ngôn, con cáo không lấy được chùm nho nên nói rằng nho bị chua, để cân bằng tâm lý của chính mình. Mọi người tự an ủi mình bằng những “lý do” mà họ có thể chấp nhận để tránh bị tổn thương tâm lý nhiều hơn.
Chức năng phòng vệ tâm lý thực sự có thể giúp chúng ta thích nghi với cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc quá lạm dụng nó quá nhiều trong cuộc sống có thể gây nên những “tác dụng phụ” nguy hiểm.
7. Hiệu ứng Veblen
Nhà kinh tế Mỹ Veblen chú ý thấy rằng: Giá hàng hóa càng cao thì người tiêu dùng càng ưa chuộng; Giá hàng hóa càng cao thì người tiêu dùng càng sẵn sàng bỏ tiền ra mua.
Con người cũng vậy, muốn được “giá tốt” thì phải tự rèn luyện bản thân thành viên ngọc quý và phải “hét giá” đúng nơi, cuộc sống hay công việc cũng đều như vậy.
8. Hiệu ứng viên kẹo
Các nhà tâm lý học đã làm một thử nghiệm: Thử xem một nhóm những đứa trẻ 4 tuổi liệu có thể kiên nhẫn chờ 20 phút để có thể được ăn kẹo hay không. Với kết quả thu được đó, sau 12 năm theo dõi, những đứa trẻ có biểu hiện khác nhau sẽ có tính cách khác nhau khi lớn lên.
Thí nghiệm nhìn vào sự tự chủ, khả năng phán đoán và sự tự tin mà trẻ thể hiện khi còn nhỏ để dự đoán tính cách lớn lên của chúng.
Chúng ta cần phải chống lại sự cám dỗ và không bị lừa bởi những lợi ích trước mắt. Đừng mong đợi sự tự chủ sẽ tăng lên khi chúng ta già đi mà tự chủ cần sự luyện tập có ý thức.
9. Hiệu ứng gió nam
Còn được gọi là quy tắc “ấm áp”, nó có nguồn gốc từ một câu chuyện ngụ ngôn của Pháp: Gió Bắc và gió Nam thi xem ai có thể cởi áo khoác của người đi bộ. Gió Bắc lạnh cóng khiến người đi đường quấn chặt áo hơn. Gió Nam từ từ nhẹ nhẹ thổi, người đi đường càng đi càng nóng, liền cởi áo khoác ra.
Khi xử lý mối quan hệ giữa người với người, “ấm áp hơn lạnh lùng”, chúng ta phải đặc biệt chú ý đến phương pháp, bình tĩnh thương lượng luôn có thể “Biến chiến tranh thành tơ lụa”.
10. Hiệu ứng bánh sandwich
Trong tâm lý học phê bình, nội dung phê bình được “kẹp” giữa hai lời khen ngợi sẽ khiến người bị phê bình nhanh chóng chấp nhận lời phê bình.
Trong khi phê bình và đưa ra kiến nghị, đừng quên tán đồng, đánh giá cao, khẳng định và quan tâm đến đối phương, điều đó có thể giúp người được phê bình chủ động chấp nhận phê bình và sửa chữa khuyết điểm của mình.
11. Hiệu ứng hấp dẫn
Nghiên cứu về sự hấp dẫn của giao tiếp giữa mọi người đã phát hiện ra rằng: chúng ta dễ thích những thứ mà chúng ta quen thuộc. Càng nhìn thấy ai đó nhiều, chúng ta càng cảm người đó càng đáng yêu và vui vẻ.
Nếu bạn muốn tăng sức hấp dẫn với ai đó, bạn phải chú ý làm tăng sự xuất hiện của mình trước mặt người kia, làm người khác quen thuộc với mình sẽ dễ dàng đạt được tình cảm của người đó.
12. Hiệu ứng cửa sổ bị hỏng
Nếu ngôi nhà có một cái cửa sổ bị hỏng không có ai sửa chữa, các cửa sổ khác có thể bị người khác làm hỏng không lâu sau đó. Môi trường có tính dẫn dắt và ám thị mạnh mẽ cho hành động của một người.
Tại nơi làm việc, bạn phải luôn cảnh giác và đừng để mình trở thành cánh cửa sổ vỡ mà bất kỳ ai cũng có thể giẫm lên.
13. Hiệu ứng ngưỡng
Để người khác chấp nhận một yêu cầu rất lớn, tốt nhất bạn nên tìm cách để anh ta chấp nhận một yêu cầu nhỏ hơn trước, từ yêu cầu nhỏ, dần dần anh ta dễ dàng chấp nhận những yêu cầu cao hơn. Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng ngưỡng”.
Khi đưa ra yêu cầu với người khác, đừng đưa ra yêu cầu cao ngay từ đầu, trước tiên bạn nên đưa ra những yêu cầu nhỏ, sau đó dần dần đưa ra những yêu cầu cao hơn với họ thông qua những lời động viên.
Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý đến “ngưỡng” của bản thân, và nhất định phải từ chối khi nào nên từ chối.
14. Hiệu ứng lồng chim
Nếu một người có một lồng chim trống trong phòng khách của mình, anh ta có thể sẽ mua một con chim về nuôi sau một thời gian.
Mọi người sẽ bổ sung một cách có ý thức hoặc vô thức thêm những thứ họ không cần trên cơ sở tình cờ mua được một món đồ mà họ không cần.